Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC


THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

          Xã hội ngày càng phát triển, ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên có ba vùng sinh thái lớn. Do đó Vĩnh Phúc là tỉnh thành được lựa chọn nhiều làm địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập thì cũng ngày càng nhiều doanh nghiệp giải thể. Vĩnh Phúc có tỉ lệ thành lập doanh nghiệp cao thì tỉ lệ giải thể doanh nghiệp cũng cao
Chúng tối với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về doanh nghiệp sẽ tư vấn giúp bạn về thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc nhanh gọn và rẻ nhất

Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

- Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
- Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

Thành phần hồ sơ (01 bộ) bao gồm:

- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
- Quyết định của chủ doanh nghiệp/Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế và hoàn tất nghĩa vụ thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
- Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
- Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKDN;
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Cơ quan ĐKKD đã cấp.

Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:

Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:
- Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
- Bản chính Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực).
- Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của Người ĐDPL cho người đến nhận kết quả


Mọi chi tiết xin liên hệ:
IPHLAW
Điện thoại: 0972 474 318
Email: iphlaw2018@gmail.com



Share:
Google Account Video Purchases 331 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét